Niềng răng hô có phải nhổ răng không là câu hỏi của rất nhiều người khi có ý định niềng răng. Theo dõi ngay bài viết sau đây của nhakhoaminhthu.com để giải đáp câu hỏi!
1. Răng hô là như thế nào?
Răng hô hay còn được gọi là răng vẩu, đây là một trong những dạng sai khớp cắn, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm răng trên và răng dưới. Biểu hiện của răng hô:
- Hô hai hàm
- Hàm trên nhô ra phía trước – hàm dưới bình thường
- Hàm dưới lùi so với hàm trên bình thường
- Kết hợp những trường hợp trên
- Hô do sự di chuyển của răng: Các răng mọc chìa ra phía trước
- Hô do nguyên nhân ở xương hàm dưới: Xương hàm dưới lùi ở phía sau, còn xương hàm trên ở đúng vị trí. Đa số các trường hợp điều trị hô thuộc nhóm này.
- Hô do nguyên nhân ở xương hàm trên: Xương hàm trên nhô ra trước và xương hàm dưới ở đúng vị trí.
- Hô do cả xương hàm trên lẫn xương hàm dưới: Xương hàm trên nhô ra trước, xương hàm dưới lùi vào phía sau. Biểu hiện thường thấy là răng mọc lệch lạc đi kèm với sai tương quan của hai xương hàm theo chiều trước – sau.
2. Niềng răng hô có phải nhổ răng không?
“Niềng răng hô có phải nhổ răng không” là một vấn đề được nhiều người quan tâm khi mới bắt đầu tìm hiểu về phương pháp niềng răng chỉnh nha.
2.1. Khi nào niềng răng hô phải nhổ răng?
Răng hô bao gồm nhiều dạng như hô răng, hô xương hàm, xương hàm hẹp hoặc hô cả 2 hàm,… Trước khi quyết định nhổ răng niềng răng hô bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng của bạn, thu thập dữ liệu và đưa ra phác đồ điều trị đúng hướng và chính xác.
Nếu hàm răng hô không đủ chỗ trống để sắp xếp lại các răng thì bác sĩ sẽ chỉ định việc nhổ răng. Thông thường, các răng được chỉ định nhổ là răng số 4, số 5 hoặc số 8 (răng khôn). Việc nhổ bao nhiêu răng cũng cần tùy thuộc vào đặc điểm khung hàm riêng của từng người. Câu hỏi này chỉ khi khám răng chi tiết, bác sĩ chỉnh nha mới có thể cho bạn câu trả lời cụ thể.
Một bác sĩ giỏi, tay nghề cao sẽ giúp bạn an tâm hơn, hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Và không phải cứ răng hô là cần phải nhổ răng. Có nhiều trường hợp bệnh nhân không cần nhổ răng mà vẫn có thể điều trị hô, giúp răng trở nên đều đặn hơn.
2.2. Niềng răng hô thường nhổ những răng nào?
Bên cạnh vấn đề niềng răng hô có phải nhổ răng không, nhiều người cũng đặt câu hỏi liệu rằng những răng nào sẽ được nhổ khi niềng răng hô? Thông thường, nha sĩ sẽ chỉ định loại bỏ các răng ở vị trí số 4, số 5 và số 8 (răng khôn). Tổng số răng cần nhổ sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người. Khi thực hiện khám tổng quát, nha sĩ sẽ đưa ra số liệu cụ thể cho bạn.
3. Nhổ răng khi niềng răng hô có nguy hiểm không?
Ngoài thắc mắc niềng răng hô có phải nhổ răng không, nhổ răng khi niềng răng hô có nguy hiểm gì cũng là vấn đề khiến nhiều người lo lắng khi niềng răng chỉnh nha. Thực tế cho thấy, việc nhổ răng không gây ra bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe, đặc biệt là hệ thần kinh như những lời đồn đại. Trừ trường hợp nha sĩ có tay nghề kém, sử dụng dụng cụ quá mức hoặc tác động mạnh đến phần mô mềm xung quanh hoặc bạn phải nhổ quá nhiều răng cùng một lúc thì mới khiến thần kinh bị tổn thương.
Nhổ răng theo đúng quy trình chuẩn sẽ giúp giảm thiểu tác động lực đến các mô mềm và xương quai hàm, ít gây chảy máu và cảm giác sưng hoặc đau. Đến ngày thứ 3 sau nhổ răng là bạn có thể ăn uống và sinh hoạt lại như bình thường mà không cần lo lắng về bất kỳ biến chứng nào.
4. Những lưu ý quan trọng khi niềng răng hô
Để quá trình niềng răng hô của bạn cho kết quả như ý muốn, bạn cần chú ý thực hiện một số lưu ý quan trọng dưới đây:
4.1. Cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng
Chăm sóc răng miệng khi niềng răng đầy đủ các bước sẽ giúp hạn chế tình trạng sâu răng, răng ố vàng xảy ra trong suốt quá trình niềng răng. Bạn nên lựa chọn các loại bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng như bàn chải kẽ hay tăm nước để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám thức ăn ở trên răng. Sau khi đánh răng, bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm để nâng cao khả năng làm sạch khoang miệng hiệu quả.
4.2. Chế độ ăn uống phù hợp
Đây là yếu tố quan trọng bạn cần đặc biệt lưu ý trong quá trình niềng răng. Sau khi gắn mắc cài hay đeo khay niềng trong suốt bạn sẽ có cảm giác hơi khó chịu, đau và căng tức. Do vậy mà việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn. Bạn nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nhai; không nên sử dụng các loại thức ăn quá cứng hoặc quá dai. Khi ăn nhai các loại thực phẩm cứng hoặc dai khiến cho xương hàm hoạt động nhiều hơn, ảnh hưởng đến kết quả nắn chỉnh các răng.
Bên cạnh đó bạn cũng cần hạn chế sử dụng nước uống có ga, chứa phẩm màu. Hoặc những loại bánh ngọt chứa nhiều tinh bột cũng không nên ăn trong giai đoạn niềng răng. Bởi các loại thực phẩm này chứa nhiều tinh bột sản sinh ra axit và đóng bợn răng nếu không vệ sinh kỹ dễ khiến phát sinh vi khuẩn gây bệnh.
4.3. Tái khám định kỳ
Bạn nên tuân thủ theo thời gian chỉ định tái khám của nha sĩ đưa ra để họ có thể theo dõi được tình trạng răng miệng của bạn. Từ đó, nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra, nha sĩ sẽ kịp thời xử lý, tránh gây ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha.
Bài viết trên đây đã giải đáp cho khách hàng những thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng hô có phải nhổ răng không. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đến Nha Khoa Minh Thu để được tư vấn và thăm khám trực tiếp.
NHA KHOA MINH THU since 1989
-Cơ sở 1: 193 C3 Bà Triệu- Hà Nội- 02439760891
-Cơ sở 2: 92 Hoàng Ngân- Hà Nội- 02435568837
-Cơ sở 3: Tầng 2, H4H5 tòa nhà Hope Residences, đường Chu Huy Mân, Quận Long Biên- Hà Nội- 02466898198