Răng khôn ảnh hưởng rất nhiều đến cấu trúc hàm, do đó nhiều người băn khoăn rằng liệu không biết niềng răng có phải nhổ răng khôn không. Để giải đáp câu hỏi, cùng theo dõi bài viết sau đây của nhakhoaminhthu.com nhé!
1. Răng khôn là gì?
Răng khôn là răng mọc cuối cùng ở cung hàm, còn có tên gọi khác là răng số 8. Răng khôn thường mọc khi xương hàm đã phát triển hoàn toàn. Khi răng khôn mọc đúng cách không gây ra vấn đề gì, tuy nhiên, nếu răng khôn mọc lệch, bị mắc kẹt trong nướu hoặc xương hàm có thể dẫn đến nhiễm trùng, sâu răng, bệnh nướu răng và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác.
Một vài người không có dấu hiệu mọc răng khôn. Tuy nhiên, với phần lớn dân số thì khi răng khôn sắp mọc sẽ có một số dấu hiệu và triệu chứng nhận biết sau:
- Nướu đỏ hoặc sưng
- Đau hàm
- Đau mặt do răng khôn gây áp lực lên dây thần kinh
- Xuất hiện đốm trắng đằng sau răng hàm cuối cùng. Đây có thể là do răng mới nhú khỏi nướu
Khi răng khôn mọc sai hoặc bị nhiễm trùng, làm tổn thương các răng khác hoặc gây ra các vấn đề răng miệng có thể phát sinh một số dấu hiệu hoặc triệu chứng như:
- Nướu đỏ hoặc sưng tấy
- Nướu mềm hoặc chảy máu
- Đau hàm
- Sưng hàm
- Hơi thở hôi
- Có vị lạ trong miệng
- Khó mở miệng
2. Niềng răng có phải nhổ răng khôn không?
Niềng răng có phải nhổ răng khôn không tùy thuộc vào tình trạng răng miệng mỗi người. Trong đó có hai trường hợp chính thường được bác sĩ yêu cần nhổ răng khôn để niềng răng đạt hiệu quả cao.
- Chân răng khôn có dấu hiệu bị mọc lệch, khiến răng đâm vào má, đâm ngang, đâm vào răng số 7 thì nên nhổ. Răng khôn thường mọc ở người ở độ tuổi từ 17-25, nên quá trình mọc răng khôn có thể xảy ra sau khi đã niềng răng. Để không ảnh hưởng đến kết quả niềng răng nên nhổ răng khôn trước. Vì răng khôn mọc sau này có thể đâm vào răng bên cạnh khiến đẩy hàm về phía trước, phá hủy kết quả niềng răng.
- Một số trường hợp răng khôn được nhổ để tạo chỗ trống niềng răng, sẽ không cần phải nhổ răng số 4. Răng khôn nằm trong cùng của hàm nên khi nhổ răng khôn thì vẫn mang lại lợi ích thẩm mỹ rất lớn cho người chỉnh nha.
3. Vì sao cần tiến hành nhổ răng khôn khi niềng
Việc tiến hành nhổ răng khôn khi niềng sẽ hướng đến ba lợi ích là tạo khoảng trống cho hàm răng di chuyển, ngăn ngừa bệnh lý về răng nướu và bảo vệ kết quả chỉnh nha. Cụ thể:
3.1. Tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển
Đây là lợi ích đầu tiên và dễ nhận thấy nhất trong trường hợp niềng răng phải nhổ răng khôn. Răng khôn là răng hàm có mặt ăn nhai lớn nên chiếm khá nhiều diện tích trên cung hàm. Do đó, việc nhổ răng khôn trước khi niềng giúp hàm răng có được một khoảng trống đáng kể để bác sĩ có thể tiến hành dàn đều các răng khác.
Hơn nữa, khi niềng răng, lực căng từ dây cung và khay niềng sẽ có tác động lớn lên răng. Nó giúp phần răng xoay chuyển đúng hướng và về đúng vị trí trên cung hàm mà bác sĩ đã đặt ra từ trước. Do đó, khung hàm cần có đủ khoảng trống để các răng dịch chuyển dễ dàng hơn. Chính vì vậy, việc niềng răng phải nhổ răng khôn là điều hết sức cần thiết.
2.2. Niềng răng phải nhổ răng khôn để bảo vệ kết quả niềng
Răng khôn thông thường sẽ phát triển khá tự do, không theo một khuôn mẫu cụ thể nên chúng sẽ mọc lệch và làm hàm răng bị xô đẩy, các răng ngày càng lệch lạc. Thậm chí còn làm sai lệch khớp cắn. Răng khôn có thể mọc lên trong giai đoạn niềng răng hoặc thậm chí là sau niềng răng.
Do vậy, nhổ răng khôn được coi là phương pháp phòng ngừa mức độ lệch lạc của răng sau niềng. Đồng thời, giúp ngăn chặn những tác động tiêu cực đến hàm răng và bảo vệ kết quả chỉnh nha tối ưu nhất, khuôn mặt trước và sau khi niềng răng cũng không bị ảnh hưởng gì.
2.3. Ngăn ngừa biến chứng và bảo vệ sức khỏe răng miệng
Vị trí răng khôn mọc khuất phía sâu bên trong cung hàm nên bàn chải đánh răng rất khó để chạm tới, từ đó dẫn đến hiện tượng sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu. Hơn nữa, các trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm còn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm như u nang răng khôn, viêm lợi trùm, nhiễm trùng máu,… và rất khó điều trị về sau.
Răng khôn sau khi nhổ sẽ được bác sĩ niềng một cách cẩn thận, nhờ vậy mà các răng có thể bám khít được với nhau. Chính vì vậy, việc niềng răng phải nhổ răng khôn không những giúp quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi mà còn giúp ngăn ngừa được các biến chứng răng khôn nguy hiểm.
4. Nhổ răng khôn khi niềng cần lưu ý những gì?
Như vậy bạn đã được giải đáp cho mình trong vấn đề “niềng răng có phải nhổ răng khôn không”. Bên cạnh đó, những điều lưu ý sau khi nhổ răng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng.
Niềng răng phải nhổ răng khôn tuy chỉ là một ca tiểu phẫu nhỏ nhưng nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho răng miệng nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật. Dưới răng khôn chứa rất nhiều dây thần kinh, xương hàm,… và việc nhổ răng sai cách rất có thể tác động đến các bộ phận này, gây tổn thương dây thần kinh, nhiễm trùng máu.
Đặc biệt là các răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì mức độ phức tạp càng cao hơn nên đòi hỏi yêu cầu khắt khe về tay nghề của bác sĩ. Chính vì thế, bạn nên cân nhắc lựa chọn địa chỉ nhổ răng khôn uy tín, chất lượng để đảm bảo đội ngũ bác sĩ giỏi, có máy móc hỗ trợ hiện đại. Nhờ đó sẽ phòng ngừa được tình trạng niềng răng phải nhổ răng khôn sai kỹ thuật.
Tại Nha khoa Minh Thu, đội tụ các y bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ nhổ răng khôn đúng quy trình và kỹ thuật, kiểm soát tốt biến chứng để quá trình chỉnh nha đạt kết quả cao.
Nhổ răng khôn khi niềng răng được nha sĩ thực hiện nhanh chóng, an toàn và không đau như đồn đoán nên không có gì phải quá lo lắng. Việc nhổ răng khôn không chỉ giúp duy trì hàm răng đều đặn, quá trình niềng răng cũng giúp bác sĩ sẽ kiểm soát, điều chỉnh mà còn ngăn ngừa được rất nhiều biến chứng do răng khôn gây ra.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi “niềng răng có phải nhổ răng khôn không” cùng một vài lưu ý sau khi nhổ. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đến Nha Khoa Minh Thu để được tư vấn và thăm khám trực tiếp.
NHA KHOA MINH THU since 1989
-Cơ sở 1: 193 C3 Bà Triệu- Hà Nội- 02439760891
-Cơ sở 2: 92 Hoàng Ngân- Hà Nội- 02435568837
-Cơ sở 3: Tầng 2, H4H5 tòa nhà Hope Residences, đường Chu Huy Mân, Quận Long Biên- Hà Nội- 02466898198
>>> Những trường hợp nào không nhất thiết phải nhổ răng?