Minivis niềng răng được sử dụng trong một số trường hợp chỉnh nha nhằm mục đích tăng lực kéo đẩy để dịch chuyển răng. Cắm vít niềng răng hỗ trợ niềng răng diễn ra nhanh chóng, đạt hiệu quả cao với thời gian được rút ngắn đáng kể. Vậy minivis là gì? Cắm vít có đau không? Khi nào thì tháo vít? Tất cả sẽ được nhakhoaminhthu.com giải đáp trong bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé!
1. Minivis là gì?
Minivis hay còn được gọi là vít niềng răng, là một khí cụ niềng răng đặc biệt, được cấu tạo nên từ vật liệu Titanium với hình dạng xoắn ốc. Kích thước của minivis rất nhỏ, thường chỉ dài khoảng 5 – 12 mm và có đường kính từ 1.2 – 2.3 mm. Với những đặc điểm này, minivis rất an toàn, lành tính với cơ thể, hoàn toàn không gây hại gì đến sức khỏe răng miệng cũng như toàn thân.
Trong một số trường hợp niềng răng, bác sĩ cần phải cắm minivis vào xương hàm để tạo điểm neo chặn cố định, giúp các răng nhanh chóng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, đảm bảo kết quả chính xác theo phác đồ đã đưa ra.
2. Vai trò của minivis trong niềng răng chỉnh nha
Phương pháp niềng răng sử dụng lực kéo của các loại khí cụ chỉnh nha để dịch chuyển răng đúng vị trí đều đẹp trên cung hàm. Khi gắn hệ thống mắc cài, dây cung sẽ dùng cả hàm răng làm điểm tựa cho mắc cài, từ đó tạo lực dịch chuyển răng.
Bác sĩ cần xác định điểm đặt lực phù hợp với từng ca điều trị để đáp ứng điều kiện dịch chuyển răng nhiều hay ít ở từng trường hợp. Nếu tình trạng khớp cắn ở mức độ sai lệch trầm trọng thì niềng răng mắc cài đơn thuần sẽ tốn nhiều thời gian, thậm chí kết quả không như mong muốn.
Các trường hợp cần dịch chuyển một vài răng, giữ khoảng trống nhổ răng hoặc điều chỉnh khớp cắn sẽ phải sử dụng đến minivis. Nó như một điểm chặn giúp làm thẳng răng, thu hẹp khoảng trên cung răng.
Vị trí đặt vít niềng răng có thể ở giữa các răng, khu vực gần dưới mũi hoặc phía trên cằm,… thường gặp nhất là cắm vít ở răng số 5, răng số 6, một số trường hợp cắm minivis ở răng cửa hàm trên.
3. Cắm vít có đau không?
Cắm vít niềng răng là giải pháp giúp răng di chuyển dễ dàng, thuận lợi hơn trên khung hàm. Từ đó giúp tăng hiệu quả niềng răng lên cao nhất. Đây cũng được xem là một trong những khí cụ hỗ trợ đặc biệt nhất trong nha khoa. Vậy cắm vít có đau không?
Theo các chuyên gia nha khoa thì quá trình cắm – tháo vít niềng răng sẽ không đau. Bác sĩ đã tiến hành gây tê niêm mạc và gây tê cục bộ xương hàm. Chính vì thế, khi bác sĩ thực hiện bắt vít vào xương hàm, bạn sẽ không cảm thấy gì cả.
Sau khi hết thuốc tê, bạn sẽ cảm thấy khá đau nhức. Mức độ đau tùy vào cơ địa từng người cũng như kỹ thuật, tay nghề của bác sĩ. Những bác sĩ chuyên nghiệp, tay nghề khéo léo thì sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau sau khi bắt vít. Ngoài ra, nếu xương hàm của bạn mềm và xốp thì cũng sẽ ít đau hơn so với những người có khung xương hàm cứng. Thường thì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, chống viêm cho bạn sau khi bắt vít nên bạn hãy tuân thủ chỉ định của nha sĩ và sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn để giảm thiểu cảm giác đau nhức nhé!
4. Quy trình cắm vít khi niềng răng
“Cắm vít có đau không?” Câu trả lời là có, mức độ tùy vào cơ địa của bệnh nhân. Để tránh gây đau đớn và hạn chế xuất hiện các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Quy trình bắt vít niềng răng phải được diễn ra theo đúng kỹ thuật và quy trình chuẩn. Dưới đây là các bước trong quy trình thực hiện:
- Bước 1: Bác sĩ tiến hành chụp X-Quang để khảo sát cấu trúc xương hàm. Từ kết quả đó, sẽ giải thích cho người bệnh lý do vì sao cần gắn vít khi niềng răng. Sau đó gây tê niêm mạc và đồng thời chích một ít thuốc tê.
- Bước 2: Bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ nha khoa chuyên dụng để xoáy vít vào xương hàm. Giữ vít ổn định vào trong xương hàm theo kiểu neo giữ cơ học và ổn định sinh học. Do đó, quá trình cắm vít diễn ra khá đơn giản và nhanh chóng.
Thông thường, thời gian cắm vít sẽ diễn ra trong khoảng 10 phút. Trong 1 buổi hoặc 1 ngày đầu tiên khi hết thuốc tê. Bạn sẽ có cảm giác đau và khó chịu. Nếu xương bạn bị cứng sẽ có thể đau nhiều hơn, cọ vít vào niêm mạc gây sưng và xước má.
4. Phương pháp phòng ngừa cắm Minivis niềng răng bị lung lay
Trong một số trường hợp chỉnh nha đặc biệt, bên cạnh các khí cụ niềng mắc cài và dây cung sẽ cần sử dụng thêm vít niềng răng để đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển răng. Sau một thời gian cắm Minivis, một số khách hàng có thể thấy Minivis bị lung lay. Để kiểm soát tốt hiệu quả chỉnh nha cùng quá trình cắm Minivis thuận lợi, bệnh nhân cần lưu ý một số điều dưới đây:
4.1. Tái khám sau cắm vít niềng răng
Sau khi cắm Minivis hay sau mỗi lần tái khám bác sĩ sẽ lên lịch hẹn cho lần khám tiếp theo. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần giữ liên lạc với bác sĩ điều trị để chủ động liên hệ nếu thấy có dấu hiệu bất thường.
Giai đoạn sau cắm vít thường nhạy cảm và quan trọng. Để theo dõi sự thay đổi của hàm răng có theo đúng lộ trình hay xử lý kịp thời những sự cố xảy ra trong quá trình thì thủ tục tái khám chắc chắn không thể chủ quan bỏ qua.
4.2. Chế độ ăn tốt cho người cắm Minivis
Để hạn chế tác động xấu gây vít niềng răng bị lung lay cần lưu ý về chế độ ăn như sau:
- Hạn chế ăn đồ ăn quá nóng hay lạnh để tránh vùng mô tiếp xúc với Minivis bị kích ứng.
- Tránh các thức uống, chất kích thích có hại cho người niềng răng nói chung và cắm Minivis nói riêng như: Bia, rượu, thuốc lá,…
- Tránh các thực phẩm cứng, dai, dễ bám dính vì chúng sẽ tác động đến đầu vít, tăng nguy cơ bị gãy hay lung lay.
- Không cắn hay siết răng quá mạnh để trán làm vis bị dịch chuyển, không được ổn định.
- Bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể bằng những thực phẩm mềm dễ nhai, dễ nuốt như: Cháo loãng, sữa, súp, nước trái cây,…
4.3. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Sau khi cắm vít niềng răng, bệnh nhân cần cẩn thận hơn trong việc vệ sinh răng miệng. Cụ thể:
- Hạn chế sử dụng bàn chải điện do độ rung của bàn chải điện tác động làm minivis không được cố định, dễ bị lung lay hơn, thậm chí lâu ngày vít còn có thể bị rụng.
- Không để các sợi lông trên bàn chải tiếp xúc trực tiếp với vùng mô lợi quan Minivis. Điều này giúp hạn chế tổn thương, tránh gây đau cho người bệnh, tránh làm cho vít niềng răng bị lung lay.
- Sử dụng bông tẩm nước muối vệ sinh nhẹ đầu vít và vị trí tiếp xúc giữa vít và lợi.
- Tránh sử dụng máy tăm nước với áp lực mạnh để tránh gây tổn thương cho nướu và vít.
- Nên súc miệng với nước muối để hiệu quả làm sạch răng miệng tốt hơn.
Bài viết trên đây Nha khoa Minh Thu đã giải đáp giúp bạn thắc mắc “cắm vít có đau không” cũng như vài vấn đề liên quan. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đến Nha Khoa Minh Thu để được tư vấn và thăm khám trực tiếp.
NHA KHOA MINH THU since 1989
-Cơ sở 1: 193 C3 Bà Triệu- Hà Nội- 02439760891
-Cơ sở 2: 92 Hoàng Ngân- Hà Nội- 02435568837
-Cơ sở 3: Tầng 2, H4H5 tòa nhà Hope Residences, đường Chu Huy Mân, Quận Long Biên- Hà Nội- 02466898198
>>> Cắm vít chỉnh nha có nguy hiểm không?