Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng đã mất được đánh giá cao về tính thẩm mỹ và khả năng phục hồi ăn nhai. Tuy nhiên, xoay quanh phương pháp này vẫn có nhiều thắc mắc được đặt ra như có nên trồng răng implant không? Trồng răng Implant có nguy hiểm không? Để tìm hiểu rõ hơn, mời bạn cùng nhakhoaminhthu.com theo dõi ngay bài viết dưới đây!

1. Trồng răng Implant

Phương pháp trồng răng implant được phân loại như sau:

  • Trồng răng implant đơn lẻ: Phương pháp này được thực hiện cho những trường hợp bị mất 1 răng, được coi là loại cổ điển nhất.
  • Trồng răng implant All – on 4: Phương pháp trồng răng implant All – on 4 được ứng dụng giữa hàm giả tháo lắp và implant truyền thống. Loại hình cấy ghép này được lựa chọn để giúp phục hồi cho những trường hợp bị mất nhiều răng.
  • Cấy ghép implant All – on 6: Phương pháp này thường được áp dụng đối với những người bị mất nhiều răng ở hàm dưới để gia cố độ chắc chắn và độ bền vững của hàm răng. Đây cũng là phương pháp được áp dụng đối với những người bị mất nhiều răng.

2. Có nên trồng răng Implant không?

Có nên trồng răng implant không sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng và chi phí của người bệnh. So với các phương pháp phục hình răng khác thì implant là phương pháp hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội, mang lại khả năng ăn nhai gần như thật. Cùng với đó, tuổi thọ trung bình cao cũng là một trong những điểm cộng lớn thu hút nhiều người thực hiện cấy implant.

2.1. Những trường hợp nên trồng răng implant

Khi cấy ghép răng, người bệnh lưu ý đảm bảo yếu tố sức khỏe ở mức độ tốt để quá trình thực hiện diễn ra được thành công. Một số trường hợp sau đây nên cấy ghép implant để bệnh nhân có khả năng ăn nhai như bình thường và đảm bảo được tính thẩm mĩ của hàm răng:

  • Trường hợp đầu tiên là đối với những người bị mất 1 hoặc nhiều răng do tai nạn, hay do tuổi tác thì đều có thể thực hiện cấy ghép implant để cải thiện tình trạng răng của mình.
  • Có một số trường hợp người bệnh không muốn mài răng để làm cầu răng sứ thì có thể cấy ghép implant để bảo tồn răng hai bên.
  • Ngoài ra, những người không muốn đeo hàm tháo lắp thì có thể cấy ghép implant để chủ động ăn nhai, không phải tháo lắp thường xuyên.

2.2. Những trường hợp không nên trồng răng implant

Trồng răng implant có ưu điểm giúp bạn cải thiện ăn nhai và mang lại tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên một số trường hợp sau đây không nên trồng răng sử dụng phương pháp này.

  • Trường hợp những người mất răng lâu năm chắc chắn sẽ bị tiêu xương hay gọi cách khác là xương ổ răng bị tiêu biến, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình trồng răng implant. Bác sĩ sẽ không thể thực hiện phương pháp này cho bệnh nhân khi mất độ xương không đủ khỏe và chắc chắn. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương hàm để làm đầy thể tích xương, sau đó mới cấy trụ implant cho người bệnh.
  • Đối với những người bệnh gặp các vấn đề liên quan đến tim mạch, bệnh huyết áp cao…bác sĩ sẽ không thể thực hiện phương pháp trồng răng implant vì bệnh nhân không đảm bảo được sức khỏe, điều này làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện.
  • Khi cấy implant, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê nên không tốt cho sức khỏe của bà bầu. Chính vì vậy, trong thời gian mang mang thai, mẹ bầu không nên thực hiện phương pháp này.
  • Theo các chuyên gia, độ tuổi thích hợp để thực hiện cấy ghép implant là từ 18 tuổi trở lên. Bởi vì lúc này xương hàm của người bệnh đã phát triển ổn định, đảm bảo điều kiện cấy implant vào xương hàm.

3. Trồng răng implant có nguy hiểm không?

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trồng răng implant là phương pháp phục hình răng mất an toàn, không gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh nếu được thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, nếu bạn không đảm bảo được 4 yếu tố dưới đây có thể gây ra những biến chứng sau khi cấy ghép Implant:

3.1. Trụ Implant sử dụng

Tác hại của việc trồng răng implant? Đó là những biến chứng xảy ra khi sử dụng trụ Implant kém chất lượng như: hôi miệng, tiêu xương hàm, răng lung lay, đau nhức, viêm nhiễm, chảy máu chân răng,…làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thậm chí có thể khiến răng Implant bị đào thải.

Hiện nay trên thị trường, trụ Implant được quảng cáo với nhiều loại khác nhau. Vì vậy, bạn cần cân nhắc lựa chọn các nha khoa uy tín, sử dụng trụ Implant chính hãng, chất lượng.

3.2. Bác sĩ thực hiện cấy ghép

Đây chính là yếu tố quyết định đến sự thành công của 1 ca cấy ghép Implant. Những bác sĩ thiếu chuyên môn và kinh nghiệm sẽ dễ dẫn đến những sai sót trong quá trình cấy ghép như cấy trụ sai vị trí, cấy trụ lệch hướng,…Hậu quả của việc cắm trụ implant thất bại là gây ra những biến chứng nguy hiểm, trụ có nguy cơ bị đào thải rất cao,…

3.3. Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân

Bệnh nhân phải có sức khỏe tốt, đáp ứng đủ điều kiện về chất lượng cũng như số lượng xương hàm mới có thể thực hiện cấy ghép Implant. 

Ngoài ra, nếu có thói quen sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…thì phải bỏ ngay các thói quen này trước 2 tháng cấy Implant. Vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của trồng răng hoặc gây ra những biến chứng nguy hiểm trong quá trình thực hiện.

3.4. Trang thiết bị, máy móc

Vì là kỹ thuật đòi hỏi độ chính xác cao nên trong quá trình trồng răng Implant không thể thiếu sự hỗ trợ của máy móc, trang thiết bị hiện đại. Đồng thời, hệ thống phòng nha, các dụng cụ sử dụng trong suốt quá trình cấy ghép cần vô trùng tuyệt đối theo chuẩn của Bộ Y tế, tránh tình trạng lây nhiễm chéo xảy ra.

4. Quy trình trồng răng Implant

Có thể thấy, răng Implant có cấu tạo đầy đủ các bộ phận như một chiếc răng sinh lý tự nhiên: Trụ Implant – chân răng, mão răng sứ – thân răng và Abutment giúp liên kết hai bộ phận này thành kết cấu đồng nhất.

Chính vì cấu tạo đặc biệt này, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có phương pháp trồng răng Implant mới thực hiện được như răng thật mà các phương pháp truyền thống không thể. Quy trình cấy ghép thường trải qua 3 giai đoạn cơ bản, hoàn tất trong khoảng 1 – 3 tháng hoặc hơn, vì cần đủ thời gian để trụ Implant tích hợp, bám chắc chắn vào xương hàm.

4.1. Thăm khám, xây dựng phác đồ điều trị

Dựa trên kết quả chụp X-quang, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe răng miệng tổng quát và mức độ tổn thương trong răng và hàm. Đây là cơ sở để xây dựng phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Ví dụ, nếu mật độ xương hàm không đủ, bác sĩ sẽ đề xuất ghép xương hàm trước khi đặt Implant. Kết quả lấy dấu hàm của bệnh nhân sẽ được gửi về phòng thí nghiệm để sản xuất trụ Implant tương thích.

4.2. Cấy ghép Implant

Sau khi làm sạch khoang răng, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ cho bạn. Tiếp theo, trụ titan được lắp đặt vào xương hàm. Trong thời gian chờ lành thương, bác sĩ sẽ lắp răng tạm lên trên để đảm bảo khả năng nhai và nhu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân.

3. Trồng răng sứ

Một khi trụ Implant đã hợp nhất với xương hàm (khoảng 6-14 tuần sau cấy ghép), bác sĩ sẽ tháo răng tạm ra và lắp răng sứ cố định vào. Bạn sẽ cần đặt lịch tái khám khoảng 1 tháng sau đó để theo dõi tiến trình điều trị.

Như vậy, qua bài viết trên bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc “có nên trồng răng implant không?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ với Nha khoa Minh Thu qua thông tin sau đây:

NHA KHOA MINH THU since 1989

-Cơ sở 1: 193 C3 Bà Triệu- Hà Nội- 02439760891

-Cơ sở 2: 92 Hoàng Ngân- Hà Nội- 02435568837

-Cơ sở 3: Tầng 2, H4H5 tòa nhà Hope Residences, đường Chu Huy Mân, Quận Long Biên- Hà Nội- 02466898198

>>> Trồng răng implant có đau không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *