Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, bệnh nhân cần đeo hàm duy trì để cố định răng và duy trì hiệu quả sau niềng được tốt và lâu dài. Hàm duy trì trong suốt hiện đang được nhiều người ưa chuộng sử dụng bởi tính thẩm mỹ cao, dễ dàng tháo lắp. Vậy làm hàm duy trì trong suốt có đắt không? Tìm hiểu ngay cùng nhakhoaminhthu.com qua bài viết dưới đây nhé!
1. Hàm duy trì trong suốt là gì?
Hàm duy trì trong suốt là một loại khí cụ đặc biệt được sử dụng sau khi hành trình chỉnh nha đã kết thúc. Hàm duy trì được đeo trong miệng với mục đích duy trì kết quả chỉnh nha, ổn định chân răng, cung răng ở vị trí mới mà chỉnh nha đã mang lại.
2. Làm hàm duy trì trong suốt có đắt không?
Chi phí làm hàm duy trì trong suốt trên thị trường hiện nay tại các đơn vị nha khoa sẽ dao động từ 1.000.000 – 3.000 triệu đồng/bộ. Nhiều đơn vị nha khoa đã tính chung chi phí này nhưng cũng có đơn vị sẽ chưa bao gồm trọn gói nên sẽ có giá tính riêng.
Hoặc có thể nếu bệnh nhân làm mất khay và cần làm lại thì sẽ cần chi khoảng tiền này để làm hàm duy trì trong suốt. Thông thường loại hàm duy trì này sẽ được đặt làm riêng tại nha khoa.
Ngoài dạng hàm duy trì được đặt riêng thì khí cụ này còn có một loại tương tự có thương hiệu riêng là Vivera. Đây là loại thường đi kèm với khay niềng răng trong suốt Invisalign và kể cả răng niềng mắc cài cũng có thể sử dụng tuy nhiên giá loại này sẽ cao hơn.
3. Vì sao cần làm hàm duy trì trong suốt sau khi niềng?
Do sau khi tháo niềng răng, các mô mềm trong khoang miệng và răng chưa thực sự ổn định nên việc đeo hàm duy trì rất quan trọng, hạn chế sự xô lệch, di chuyển của răng. Chính vì vậy, để tránh tình trạng răng bị lệch lạc sau khi niềng, mất thêm thời gian, công sức và tiền bạc để niềng lại từ đầu thì khách hàng nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Nhờ đó, răng có thể được giữ cố định đều đẹp, ăn nhai bền vững.
4. Ưu – nhược điểm khi làm hàm duy trì trong suốt
Hàm duy trì là phần không thể thiếu sau khi niềng răng chỉnh nha, sau đây là những ưu – nhược điểm khi làm hàm duy trì trong suốt mà khách hàng cần biết:
4.1. Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ cao: Hàm duy trì trong suốt làm bằng chất liệu nhựa y tế trong suốt và ôm sát mọi bề mặt của răng. Vì thế khi bạn đeo khay duy trì, người đối diện sẽ khó nhận ra.
- Tiện lợi, thoải mái: Hàm duy trì trong suốt có thể tháo lắp dễ dàng, nên tiện lợi khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.
- Mọi bề mặt của khay trơn nhẵn nên sẽ không gây kích ứng, tổn thương các mô mềm trong miệng.
- Hàm duy trì trong suốt có kích thước nhỏ gọn, vừa vặn với răng giúp cho cử động của lưỡi cũng thoải mái hơn, không có cảm giác vướng víu, bị chặn lại bởi một thanh kim loại.
- Tính an toàn cao: So với các loại hàm duy trì cố định truyền thống, hàm duy trì trong suốt có độ an toàn rất cao. Chất liệu nhựa cao cấp đảm bảo không gây kích ứng hay biến chất khi sử dụng. Đặc biệt với kết cấu chắc chắn, bạn không phải lo hàm duy trì bị vỡ khi va chạm mạnh.
4.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội trên, làm hàm duy trì trong suốt còn có những nhược điểm nhất định mà bệnh nhân cần lưu ý:
- Trong trường hợp khay bị cong, vênh, nứt, vỡ sẽ không thể sửa chữa được mà chỉ có thể khắc phục bằng cách thay mới.
- Hàm duy trì sẽ không thể thay đổi lại kích thước nếu như thiết kế không chuẩn với dấu răng của khách hàng.
- Khay dễ bị biến dạng nếu tiếp xúc với nguồn nhiệt cao.
- Khay có thể bị ố vàng theo thời gian nếu như người sử dụng không làm sạch kỹ lưỡng hàng ngày.
5. Cách sử dụng và bảo quản hàm duy trì trong suốt đúng cách
5.1. Cách sử dụng hàm duy trì trong suốt
Để đảm bảo hiệu quả thì khách hàng cần nên lưu ý đến hướng dẫn sử dụng của hàm duy trì trong suốt. Thông thường, các chuyên gia khuyến nghị nên đeo hàm liên tục trong tháng đầu tiên sau khi niềng. Điều này sẽ đảm bảo răng được cố định và quen dần với vị trí mới. Sau đó, cứ duy trì đeo 2 cho đến 3 lần trong những tháng tiếp theo.
5.2. Cách bảo quản hàm duy trì trong suốt
Trong quá trình sử dụng hàm duy trì trong suốt, cần hạn chế uống cà phê hoặc các loại thực phẩm có màu. Vì chúng rất dễ bám và làm ố vàng bề mặt của hàm duy trì. Khi đó để làm trắng và sạch, bạn dùng kem đánh răng hoặc giấm và chà nhẹ lên bề mặt. Lưu ý là cần phải vệ sinh nhẹ nhàng, tỉ mỉ để kéo dài tuổi thọ của hàm duy trì trong suốt.
6. Cần đeo hàm duy trì bao lâu?
Hầu hết bệnh nhân được cấp một bộ hàm duy trì có thể tháo ra để ăn uống và đánh răng. Kết quả tốt nhất khi khách hàng đeo hàm duy trì theo lịch trình sau:
- 3-6 tháng đầu tiên: Trong thời gian này, nên đeo dụng cụ duy trì từ 22 giờ mỗi ngày trở lên. Lần duy nhất chúng nên tháo ra là để đánh răng và dùng chỉ nha khoa hoặc khi ăn. Bác sĩ chỉnh nha sẽ tiếp tục theo dõi trước khi cho phép bạn chỉ đeo chúng vào ban đêm.
- 2 năm đầu tiên: Sau thời gian ban đầu đeo toàn thời gian, bạn sẽ có thể bắt đầu đeo khí cụ duy trì khi ngủ.
- Từ năm thứ ba đến hết cuộc đời: Bây giờ, bạn có thể đeo hàm duy trì ít hơn một chút. Bỏ qua một hoặc hai đêm không thường xuyên không phải là vấn đề lớn. Một nguyên tắc nhỏ là cố gắng đeo chúng mỗi đêm.
Các hàm duy trì có thể tháo rời nên ở trong hộp đựng khi bạn không ngậm trong miệng và bạn nên mang theo hộp đựng của mình mọi lúc mọi nơi. Đảm bảo giữ dụng cụ xa nguồn nhiệt và vật nuôi, đồng thời đừng quên vệ sinh chúng hàng ngày.
Hi vọng những thông tin trên có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về giá thành làm hàm duy trì trong suốt cũng như những lợi ích nó mang lại. Nếu cần tư vấn thêm bạn vui lòng gọi vào số HOTLINE hoặc đến trực tiếp 1 trong những cơ sở dưới đây của NHA KHOA MINH THU:
NHA KHOA MINH THU since 1989
-Cơ sở 1: 193 C3 Bà Triệu- Hà Nội- 02439760891
-Cơ sở 2: 92 Hoàng Ngân- Hà Nội- 02435568837
-Cơ sở 3: Tầng 2, H4H5 tòa nhà Hope Residences, đường Chu Huy Mân, Quận Long Biên- Hà Nội- 02466898198