Chăm sóc răng cho bé để không bị sâu răng
Bé bị sâu răng, cha mẹ cần làm gì?
Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn ngọt, không cho trẻ ăn quà vặt, bánh kẹo và cần vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ.
Tăng cường cho trẻ ăn thức ăn giàu protein, canxi, phốt pho, vitaminA và D… để giúp cho răng phát triển vững chắc. Nếu cơ thể không được dung nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng răng của bé không những mọc chậm mà sau khi mọc còn bị vi khuẩn xâm nhập, gây sâu răng. Khi bé được khoảng 6 tháng đến 2,5 tuổi là thời điểm quan trọng cho răng mọc và phát triền. Phụ huynh nên lưu ý cho bé ăn đẩy đủ chất và tăng cường: sữa, thịt, cá, tôm, cà rốt… Ngoài ra cùng nên cho bé ăn thức ăn có chứa fluor, như tôm cua, sò… fluor là yếu tố vi lượng không thể thiếu được cho việc bảo vệ răng. Chất fluor có trong men răng có tác dụng ngăn ngừa sâu răng.
Giúp bé có thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng. Phụ huynh nếu bị sâu răng không nên nhai thức ăn cho trẻ, để tránh vi khuẩn từ người sâu răng truyền sang. Trẻ được 1 tuổi trở đi, sau khi ăn cơm, hoặc trước khi đi ngủ không được ăn bánh kẹo. Bé dưới 1 tuổi trước khi đi ngủ có thể dùng khăn mềm lau răng lợi cho trẻ. Nếu răng của bé có hiện tượng sâu, phụ huynh nên kịp thời đưa con đến bệnh viện hoặc bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt. Ngoài việc hàn răng thông thường, đối với các răng có lỗ sâu lớn hoặc tái lại nhiều lần nên bọc chụp răng sữa cho trẻ, chụp răng sữa trẻ em là chụp đúc sẵn và có thể làm ngay trong một lần hẹn
Nếu con bị sún răng
Trẻ từ 2 đến 3 tuổi, có hiện tượng răng cửa đen dần rồi cụt đi, người ta gọi đó là răng sún. Sún răng là một loại bệnh ở tổ chức cứng cùa răng sữa bị tổn thương, thường xảy ra ở nhóm răng hàm trên, lúc đầu ở phần giữa mặt ngoài răng cửa trên sát cổ răng xuất hiên một chấm đensau lan rộng theo một đường ngang sang mặt bên, men bị vụn làm gẫy thân răng.
Thường trẻ sún răng ít khi bị đau, các bậc cha mẹ thường lo lắng thân răng sẻ bị cụt đi sẽ khó nhổ và ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn. Do đó chỉ có các chân răng nào gây biến chứng sưng đau nhiều mới cần nhổ trước tuồi, còn các thân răng khác không gây biến chứng chỉ nhổ khi đến tuổi thay răng.
Đến thời kỳ trẻ thay răng
Tất cả các răng cửa đều được thay thế bẳng răng vĩnh viễn theo các thứ tự:
Răng cửa giữa thay khi bé 6-7 tuổi
Răng cửa bên thay khi bé 7-8 tuồi
Răng hàm sữa thứ nhất thay khi bé 9-10 tuổi
Răng nanh sữa thay khi bé 10-11 tuổi
Răng hàm sữa thứ hai thay khi bé 11-12 tuổi
Răng hàm lớn vĩnh viễn(răng 6,7,8) chỉ mọc một lần không thay, răng số 6 mọc lúc 6 tuổi, răng số 7 mọc lúc 12 tuổi, răng số 8 mọc khi 15 tuổi trở lên và còn gọi là răng khôn…
Chăm sóc răng cho trẻ là công việc thường nhật của cha mẹ. Không nên quan niệm là răng sữa sẽ thay và không cần điều trị, nhổ rồi sẽ thay bằng răng khác. Nếu nhổ răng sớm chưa đến thời kỳ thay răng trẻ sẽ không có răng để ăn, sẽ ảnh huởng đến sức khỏe và ảnh hưởng tới việc mọc răng sau này.
Sâu răng là một bệnh rất phổ biến, gặp ở mọi quốc gia trên thê giới. Do tính phổ biến va ảnh hưởng đến sức khỏe nên việc dự phòng và điều trị kịp thời bệnh sâu răng ờ học sinh lứa tuổi học đường là vấn đề cấp bách của xã hội.
Trám bít hố rãnh là gì?
Theo thống kê của nhiểu nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sâu răng mặt nhai cao chiếm tới 90% tổng sốsâu răng. Hố rãnh tổn thương sớm, ở trẻ 12 tuổi thì 65% răng số 6 bị sâu hay đãđược hàn. Theo một sốnghiên cứu gẩn đây thấy tẩn suất sâu hố rành lớn nhất trong thời gian 4 năm sau khi răng mọc và vẫn tiếp tục xảy ra ở các năm sau đó.
Trám bít hố rãnh là một biện pháp để phòng ngừa và điều trị sâu răng. Trám bít hốrãnh là phương pháp dùng chất trám bít hàn lên các hốrãnh trên mặt nhai răng hàm để ngăn ngừa sâu răng hình thành và phát triển sớm.
Răng hàm có các hố rãnh trên mặt nhai nên khó làm sạch bằng bàn chải, thức ăn đọng lại tạo điều kiện cho mảng bám vi khuẩn phát triển, hình thành sâu răng. Sâu hốrãnh phát triển nhanh và có liên quan đến độ sâu hố rãnh.
Các thành bên hố rãnh là nơi bắt đầu của quá trình sâu răng. Đẩu tiên, tổn thương xuất hiện ở miệng rãnh thường là một tổn thương kép, độc lập nhau ở hai bên sườn nghiêng. Sau đó, tổn thương lan rộng theo chiều của rãnh, to dần và hợp thành một tổn thương khi chúng gặp nhau ở đáy rãnh.
Lợi ích của trám bít hố rãnh
Các biện pháp dùng Fluor tại chỗ và toàn thân rất hiệu quả với các mặt của răng, nhưng ngược lại rất ít tác dụng tại vùng hố rãnh. Hố rãnh khi được trám bít sẽ làm mặt nhai răng hàm bằng phẳng hơn, dễ làm sạch bằng bàn chải đánh răng. Cặn thức ăn không có chỗ lưu lại, hoạt động phá hủy của vi khuẩn sẽ giảm chính vì vậy sẽ kiểm soát và phòng ngừa được sâu răng sớm. Sau khi trám bít hỗ rãnh, tổn thương ở ngà sẽ dừng lại và sự phục hồi lên đến 89%. Nếu trám bít bằng GIC (Glass ionomer cement) thì có sự giải phóng Fluor từ vật liệu hàn làm men răng cứng hơn, tăng sức đềkháng với sâu răng, tăng tái khoáng hóa men và ngà tổn thương, thav đổi thành phẩn vi khuẩn và các sản phẩm chuyển hóa từ mảng bám. GIC bám dính hóa học vào men và ngà, giải phóng Fluor kéo dài, không độc với tủy. Ngay cả khi miếng trám bong thì vẫn còn một ít vật liệu bám lại ở phần sâu của hố rãnh và vẫn còn tác dụng phòng ngừa sâu răng.
Thông thường trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng áp dụng cho răng vĩnh viễn 6,7 (lứa tuổi 6 đến 12) nhưng trên thực tế lâm sàng, nó được chỉ định cho tất cả các răng có cấu tạo giải phẫu hố rãnh có nguy cơ sâu răng như răng hàm nhỏ, gót răng cửa và răng nanh. Những răng hàm với hố rãnh sâu, dễ vướng thức ăn, có thể gây kẹt thám châm, hố rãnh nhiễm sắc, với biểu hiện mất vôi hay đục tối thiểu. Những trẻ đã có sâu rãnh ở các mặt răng khác. Răng mọc dưới 4 năm.
Nếu chỉ định đúng và trám bít đúng kỹ thuật thì miếng trám bít có thể tồn tại được 5 năm và có thể dài hơn. Tóm lại kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác, việc đặt chất trám bít hố rãnh sẽ góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ sâu răng ở mặt nhai nói riêng và tổng số các mặt răng nói chung. Để làm tăng tính hiệu quả của biện pháp này thì sau khi trám bít phải cho trẻ tái khám định kỳ 3-6 tháng một lần để phát hiện và trám lại miếng trám bị bong.