Mặt dán sứ veneer 2 răng cửa hiện nay được xem là tiêu chuẩn hàng đầu trong nha khoa thẩm mỹ nụ cười vì chúng mang lại tính thẩm mỹ lâu dài và vẻ ngoài tự tin hơn. Vậy trường hợp cần dán sứ veneer 2 răng cửa cụ thể ra sao? Cách chăm sóc sau khi thực hiện dán veneer 2 răng cửa? Hãy cùng nhakhoaminhthu.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Trường hợp cần dán sứ veneer 2 răng cửa
Bất cứ ai muốn cải thiện nụ cười của mình đều có thể dán sứ veneer 2 răng cửa. Phương pháp này được đánh giá là mang đến hiệu quả cao về tính thẩm mỹ, cụ thể trong các trường hợp sau đây:
1.1. Răng cửa bị sứt mẻ, vỡ nhẹ:
Mặt dán sứ veneer sẽ che phủ đi 2 răng cửa bị mẻ vỡ và bảo vệ phần ngà răng ở bên trong. Tuy nhiên, chỉ áp dụng đối với tình trạng răng bị sứt mẻ nhẹ hoặc vỡ răng ít.
1.2. Răng cửa bị thưa:
Răng bị thưa kẽ, có khoảng trống giữa 2 răng vừa không đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa dễ bị thức ăn bám dính. Dùng dán sứ veneer sẽ khắc phục được tình trạng này, làm cho 2 bên răng cửa khít sát vào nhau.
1.3. Răng cửa khấp khểnh nhẹ:
Răng khấp khểnh là tình trạng các răng mọc lệch theo hướng đưa ra ngoài hay lệch vào trong khiến nụ cười không được tươi tắn.
Răng cửa khấp khểnh nhẹ có thể dán sứ veneer để các răng đồng đều hơn. Còn trường hợp răng bị khấp khểnh nặng phải niềng hoặc bọc sứ để có kết quả tối ưu hơn.
1.4. Răng cửa có kích thước không đồng đều:
Răng cửa có chiều cao, rộng của các răng ngắn dài khác nhau khiến nụ cười không được tự nhiên, dùng mặt dán sứ sẽ giúp 2 răng trở nên cân đối và đều đẹp hơn. Tuy nhiên trường hợp các răng có sự chênh lệch quá lớn phải dùng phương pháp chỉnh nha khác để đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao hơn.
1.5. Răng cửa bị sâu kẽ:
Tình trạng răng cửa sâu kẽ, lỗ sâu không đáng kể hoặc nhỏ, nha sĩ sẽ mài đi phần men răng bị hư và dán sứ veneer 2 răng cửa để phục hình răng.
1.6. Răng cửa ố vàng không đều màu:
Răng cửa trong tình trạng ố vàng, xỉn màu do thực phẩm, thuốc lá hay bị ngả vàng do sử dụng kháng sinh. Khi không thể khắc phục bằng phương pháp tẩy trắng răng thì dán sứ veneer là phương án tối ưu.
Điều quan trọng cần lưu ý: mặt dán sứ 2 răng cửa chỉ là một lựa chọn nếu bạn không bị sâu răng và bệnh nướu răng. Nếu bạn có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng, bạn nên giải quyết những vấn đề đó trước khi tìm đến các phương pháp điều trị thẩm mỹ.
2. Cách chăm sóc sau khi thực hiện dán sứ veneer 2 răng cửa
Sau khi dán răng sứ veneer, bạn cần đặc biệt chú trọng nhiều hơn đến cách chăm sóc răng miệng hàng ngày. Để có thể đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ cũng như tuổi thọ của răng sứ, bạn có thể tham khảo các cách chăm sóc răng miệng sau đây:
- Cần đánh răng đủ 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, đều đặn mỗi sáng tối hoặc sau mỗi bữa ăn 30 phút. Chải theo chiều dọc răng, từ trong ra ngoài giúp giảm nguy cơ sâu răng, làm cho mặt dán sứ veneer luôn sạch sẽ, sáng bóng.
- Kết hợp chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch răng, hạn chế tổn thương răng sứ.
- Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và mảng bám thức ăn trong khoang miệng.
- Hạn chế các thức ăn đậm màu
- Uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả tươi thay cho các thức uống có gas, nước ngọt tổng hợp, ăn nhiều trái cây và salad thay cho các loại bánh kẹo.
- Khi ăn uống cần nhai đều lực ở cả hai hàm, để không bên nào phải chịu tác động lực quá mạnh. Không ăn thức ăn quá cứng,quá dai để tránh làm bể răng.
- Hạn chế dùng răng đã dán sứ làm công cụ (chẳng hạn như mở gói hàng hoặc xé thẻ quần áo).
- Hạn chế tuyệt đối việc hút thuốc lá.
- Theo dõi và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 4 – 6 tháng/ lần.
- Nếu sau khi dán sứ veneer xuất hiện các triệu chứng bất thường như: chảy máu chân răng kéo dài, răng đau nhức, ê buốt trong vài tuần liền, răng dán sứ cộm cấn gây ăn nhai khó khăn… thì liên hệ ngay với bác sĩ để điều trị để xử lý.
3. Dán sứ Veneer 2 răng cửa có gây hôi miệng không?
Dán sứ Veneer là một phương pháp phổ biến để cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng mà không cần phải mài mòn nhiều men răng. Có nhiều thông tin cho rằng phương pháp trên có thể dẫn đến hôi miệng. Tuy nhiên, dán răng sứ Veneer hoàn toàn không gây ra tình trạng hôi miệng và cũng không phải nguyên nhân chính khiến cho hơi thở của bạn có mùi.
Bởi Veneer sứ được làm từ sứ tinh khiết, không gây kích ứng hay ảnh hưởng xấu tới răng, nướu. Các bệnh nhân đã từng dán sứ tại nha khoa Minh Thu hầu như không gặp phải tình trạng hơi thở có mùi. Chỉ có vài trường hợp bị hôi miệng do những nguyên nhân sau:
- Bác sĩ thực hiện chuyên môn kém, mặt dán sứ không khớp với tỷ lệ răng thật, từ đó tạo khe hở khiến thức ăn thừa dính vào kẽ răng. Tình trạng trên để lâu ngày sẽ khiến cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra mùi hôi khó chịu.
- Mắc bệnh hôi miệng từ trước nhưng bác sĩ chưa điều trị triệt để đã tiến hành dán sứ Veneer. Do đó, tình trạng hơi thở có mùi càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Chăm sóc, vệ sinh khoang miệng không đúng cách khiến vi khuẩn dễ dàng phát triển và làm hơi thở có mùi hôi.
Nếu đang gặp trở ngại, tự ti trong giao tiếp do những khuyết điểm của răng cửa thì dán sứ Veneer 2 răng cửa chính là giải pháp tối ưu giúp bạn lấy lại sự tự tin cùng hàm răng đều đẹp, nụ cười tươi tắn.
Liên hệ ngay với Nha khoa Minh Thu để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
NHA KHOA MINH THU since 1989
-Cơ sở 1: 193 C3 Bà Triệu- Hà Nội- 02439760891
-Cơ sở 2: 92 Hoàng Ngân- Hà Nội- 02435568837
-Cơ sở 3: Tầng 2, H4H5 tòa nhà Hope Residences, đường Chu Huy Mân, Quận Long Biên- Hà Nội- 02466898198
>>> Dán sứ veneer có dễ sứt hay mẻ không?