Khi răng của người bệnh đã bị sâu nặng ảnh hưởng trực tiếp tới vận động của hàm nhai thì trám răng là điều bắt buộc. Vậy khi nào cần trám răng sâu? Trám răng sâu có đem lại kết quả lâu dài không? Tất cả sẽ được nhakhoaminhthu.com giải đáp cụ thể trong bài chia sẻ dưới đây!

1. Trám răng sâu là gì?

Trám răng sâu là thủ thuật nha khoa áp dụng trong việc điều trị răng sâu. Kỹ thuật này được áp dụng từ rất lâu trước đây bằng việc sử dụng các vật liệu như composite, amalgam… để bù vào phần răng bị khuyết do sâu. Thông qua điều này, răng đảm bảo chắc chắn, hạn chế nứt vỡ và đảm bảo thẩm mỹ hơn.

Phương pháp này thường được chỉ định các trường hợp bị sâu răng ở mức độ nhẹ – trung bình. Răng bị sâu chứa các ổ vi khuẩn sẽ được loại bỏ và lấp kín bằng vật liệu trám. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mô răng bị sâu, làm sạch và trám vào vị trí bị khuyết đó.

2. Khi nào cần trám răng?

2.1. Trường hợp răng bị sâu

Răng bị sâu là một trong những bệnh lý răng miệng tương đối phổ biến. Tại Việt Nam có đến hơn 95% dân số mắc phải bệnh lý này. Tùy vào tình trạng sâu răng sẽ có cách khắc phục khác nhau. Vậy khi nào cần trám răng bị sâu? 

  • Răng bị sâu chính là bệnh lý cần được trám răng kịp thời để ngăn chặn những vấn đề xấu phát sinh. Vậy nên thay vì thắc mắc khi nào cần trám răng sâu bạn nên nhanh chóng liên hệ đến nha khoa để được thăm khám.
  • Thông thường, tình trạng răng sâu phát sinh là do vi khuẩn gây nên. Những mảng bám dính trên răng chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây hại. 
  • Thông thường những ai bị tình trạng men răng yếu cũng như thói quen ăn uống không hợp lý thường bị sâu răng. Để khắc phục được tình trạng này, tiến hành trám răng chính là giải pháp tối ưu nhất. Việc sử dụng vật liệu trám bít các lỗ sâu sẽ ngăn không cho vi khuẩn tấn công hủy hoại tủy răng.
  • Tiến hành trám răng sẽ giúp bạn bù đắp những khoảng trống do sâu răng gây ra đồng thời bảo vệ những chiếc răng đã bị hư do sâu răng.
  • Sau khi trám, bạn sẽ lấy lại hình dáng cũng như tính thẩm mỹ cho chiếc răng bị sâu.

2.2. Trường hợp răng bị chấn thương

Một trong những tình trạng răng thường được chỉ định trám khác chính là răng bị chấn thương. Vậy khi nào cần trám răng bị chấn thương? Dưới đây là trường hợp cần trám răng bị chấn thương:

  • Trám răng là phương pháp được chỉ định cho các trường hợp răng bị sứt, vỡ, mẻ,… không quá lớn.
  • Để khôi phục lại hình dáng răng, thực hiện trám chính là giải pháp tối ưu nhất dành cho bạn.
  • Hiện nay, trên thị trường có nhiều vật liệu trám răng, đa phần các vật liệu trám đều có màu sắc tương đồng với răng thật. Vậy nên giúp cải thiện được tính thẩm mỹ một cách tốt nhất.
  • Không chỉ vậy, miếng trám còn có độ kết dính cao giúp bạn khôi phục lại khả năng ăn nhai tốt.
  • Tình trạng răng vỡ mẻ gây ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ. Đồng thời còn làm mất đi sự tự tin trong giao tiếp thường ngày. Vậy nên hãy tiến hành trám răng để khắc phục hết các vấn đề.
  • Sau khi trám răng bạn cũng sẽ không còn cảm thấy ê buốt mỗi khi ăn nhai. Giúp cải thiện hệ tiêu hóa tốt nhất.

2.3. Trường hợp răng bị mòn

Trường hợp được nhắc đến tiếp theo chính là răng bị mòn. Vậy khi nào cần trám răng bị mòn? 

  • Tình trạng răng bị mòn cũng tương đối phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như: chải răng quá mạnh (chải theo chiều ngang), sử dụng bàn chải lông cứng, nghiến răng, sử dụng nhiều đồ ăn thức uống chứa nhiều axit…
  • Thông thường những ai có các thói quen như trên sẽ làm lớp men vùng cổ răng bị mòn và lộ lớp ngà răng. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây đau nhức, ê buốt, thậm chí răng có thể yếu đi và mất răng vĩnh viễn.
  • Trám răng bị mòn kịp thời chính là cách tốt nhất để bạn ngăn chặn những vấn đề xấu phát sinh về sau.
  • Giúp khôi phục lại tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai tốt nhất.

2.4. Trường hợp cần nâng cao tính thẩm mỹ cho răng

Trám răng còn được chỉ định cho các trường hợp có nhu cầu cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng. Trước đây, phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp:

  • Khắc phục những răng có màu vàng ố, xỉn màu, kém thẩm mỹ.
  • Lúc này, các bác sĩ sẽ sử dụng chất trám răng có màu sáng hơn để trám lên bề mặt răng nhằm cải thiện màu cho răng.
  • Tuy nhiên, hiệu quả thẩm mỹ mà kỹ thuật này mang lại không cao.
  • Đồng thời cũng rất dễ phát sinh nên những vấn đề xấu.

3. Trám răng sâu có đem lại kết quả lâu dài không?

Để hiệu quả trám răng có thể tồn tại được lâu dài, thì quá trình chăm sóc răng sau khi trám là điều vô cùng quan trọng. Do đó, cần tuân thủ một số yêu cầu sau để có được kết quả như mong đợi:

  • Không an nhai trong vòng 2 giờ sau khi trám răng để đảm bảo vết hàn đã cứng, chắc, bám chặt vào răng.
  • Hạn chế những loại thực phẩm cứng, rắn, đòi hỏi lực cắn và lực nhai mạnh, có thể làm tổn thương đến vết hàn răng.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng nước muối ấm hàng ngày giúp sát khuẩn vùng miệng.

Ngoài ra, cũng nên thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ khoảng 6 tháng/lần để bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng của vết hàn, đưa ra những phương án xử lý nhanh chóng và kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.

Trám răng sâu là kỹ thuật phục hình được đánh giá cao trong việc mang lại hàm răng khỏe mạnh, thẩm mỹ. Răng thực hiện hàn trám cần có sự chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng để đảm bảo an toàn và hiệu quả thực hiện. Để đặt lịch khám, liên hệ ngay với Nha khoa Minh Thu để biết thêm chi tiết!

NHA KHOA MINH THU since 1989

-Cơ sở 1: 193 C3 Bà Triệu- Hà Nội- 02439760891

-Cơ sở 2: 92 Hoàng Ngân- Hà Nội- 02435568837

-Cơ sở 3: Tầng 2, H4H5 tòa nhà Hope Residences, đường Chu Huy Mân, Quận Long Biên- Hà Nội- 02466898198

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *