Ngắn thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh ở trẻ, gây ảnh hưởng nhiều đến trẻ khi nuốt và phát âm.

Tại sao phải cắt thắng lưỡi?

Phanh lưỡi hay thắng lưỡi là một màng niêm mạc mỏng hình tam giác dính từ sàn miệng đến mặt dưới của lưỡi. Chức năng chính xác của thắng lưỡi hiện nay chưa được biết rõ, có một số giả thiết chức năng của phanh lưỡi làm hạn chế sự chuyển động của lưỡi.

Tại sao phải cắt phanh lưỡi bám thấp? Dính phanh lưỡi hay phanh lưỡi bám thấp, phanh lưỡi ngắn được hiểu khi dính màng mỏng gần đầu lưỡi làm hạn chế chuyển động của lưỡi hơn bình thường, đây là một bất thường, đôi khi làm trẻ khó bú, chậm tăng cân, làm đau núm vú hoặc viêm núm vú của mẹ, khi lớn trẻ sẽ khó phát âm một số âm tiết.

Làm mất thẩm mỹ hàm răng bé vì các răng cửa ở hàm dưới thường bị nghiêng hoặc có khe hở giữa 2 răng cửa hàm dưới.

Làm sao để biết được trẻ bị tật dính thắng lưỡi?
Để nhận biết trẻ có bị dính thắng lưỡi hay không các bậc phụ huynh có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

– Cử động lưỡi hai bên của bé gặp khó khăn, đầu lưỡi không thể đụng lên phía trên nóc khẩu cái vì lưỡi của bé ngắn.

– Đầu lưỡi của bé vuông hoặc phẳng chứ không nhọn như những đứa trẻ bình thường khác.

– Đầu lưỡi của bé hình trái tim. Nguyên nhân do là lưỡi đẩy ra phía trước hoặc phía sau bị giới hạn.

– Trẻ bú rất lâu và khi bú thường phát ra tiếng kêu.

– Răng cửa ở hàm dưới bị nghiêng hoặc có khe hở giữa 2 răng cửa hàm dưới.

Các bác sĩ sẽ phát hiện bệnh ngay sau khi bé sinh hoặc thông qua khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Bằng cách các bác sĩ sẽ nâng dây thắng lưỡi lên để xác định mức độ dính và dày hoặc hình dạng dây thắng khi bé khóc để xác định bệnh.

PHÂN LOẠI DÍNH PHANH LƯỠI

Có bốn loại dính phanh lưỡi:

Một:   Dính phía trước của lưỡi, chỉ dính phần màng mỏng gần đầu lưỡi. Loại này thường gặp nhất chiếm khoảng 95%.

Hai:  Dính ở giữa mặt dưới của lưỡi

Ba:   Dính phần xa hơn ở giữa mặt dưới của lưỡi

Bốn:  Dính phía sau của lưỡi, dính sàn miệng vào phía sau mặt dưới của lưỡi, không dính ở đầu lưỡi, lớp màng rất dày, loại này rất ít gặp chỉ chiếm khoảng 5%.

Cả bốn loại đều được chia ra thành ba mức độ:

Mức độ I:  Đầu lưỡi có thể chạm vào vòm khẩu cái cứng, lưỡi hoạt động bình thường, đưa ra trước và hai bên dễ dàng.

Mức độ II trung bình:  Đầu lưỡi không thể chạm vòm khẩu cái cứng, có sự hạn chế chuyển động của lưỡi.

Mức độ III nặng:  Đầu lưỡi hầu như dính vào sàn miệng, di chuyển rất kém, không thể đưa đầu lưỡi lên trên, ra ngoài và sang hai bên.

Thời điểm cắt phanh lưỡi phù hợp?

Thông thường sau sinh, bác sĩ nhi khoa sẽ tiến hành kiểm tra, nếu có dính thắng lưỡi hoặc nghi ngờ có dính thắng lưỡi, bé sẽ được chuyển đến khoa răng hàm mặt. Nếu có dính thắng lưỡi phần màng thì nên cắt ngay lập tức. Thủ thuật thì lại rất đơn giản, chỉ cần dùng kéo cắt ngay phần màng, không cần thuốc tê, hầu như không chảy máu, rất ít đau, bé bú lại ngay sau khi cắt từ 10 đến 15 phút không làm tổn thương đến tâm lý trẻ về sau, làm gia đình an tâm không phải lo lắng theo dõi.  Không nên trì hoãn vì càng lớn mạch máu và thần kinh đến nuôi thắng lưỡi sẽ nhiều hơn do vậy sẽ đau hơn, chảy máu nhiều hơn.

Đối với các trường hợp dính thắng lưỡi phía sau thì phải đợi trẻ lớn đến hai tuổi mới có thể tiến hành phẫu thuật tạo hình lưỡi dưới gây mê.

Khi nào thì không nên cắt phanh lưỡi?

Thủ thuật cắt dính phanh lưỡi tuy đơn giản nhưng không nên thực hiện trong tình huống bé có rối loạn đông máu hoặc có nhiễm trùng răng miệng.

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi có nguy hiểm cho sức khỏe của bé?

Theo các bác sĩ, thủ thuật cắt thắng lưỡi khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian và không nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.   Sau khi phẫu thuật trẻ có thể về nhà và chăm sóc tại nhà.

Đối với trẻ nhỏ các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê để tránh bé vung vẩy khi phẫu thuật, thuốc không có tác dụng phụ và không nguy hiểm cho trẻ. Trẻ hoàn toàn có thể bú ngay sau khi cắt thắng lưỡi.

Với những trẻ lớn:  Các bác sĩ thuốc tê và dùng máy laser hay dao điện để cắt thắng lưỡi.  Sau đó dùng chỉ khâu lại, vài tuần sau vết thương sẽ lành.

Hiện nay, Nha Khoa Minh Thu đang áp dụng phương pháp cắt thắng lưỡi, phanh môi… bằng Laser ánh sáng xanh (Blue Laser) rất an toàn, liền thương ngay, không gây chảy máu.

Tìm hiểu thêm về Blue Laser

Nếu phát hiện trẻ bị dị tật dính phanh lưỡi, phanh môicha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để được chỉ định thời gian phẫu thuật và điều trị sớm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *