Phương pháp dán răng sứ thẩm mỹ ngày càng phổ biến hiện nay, được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, dán mặt dán sứ veneer có tốt không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. ​​Dán sứ veneer có niềng răng được không? Để đưa ra quyết định tốt nhất, cùng tham khảo bài viết sau đây của nhakhoaminhthu.com nhé!

1. Dán sứ Veneer

Mặt dán sứ Veneer là vật liệu có dạng vỏ mỏng với độ dày từ 0.3 – 0.5mm, giống với màu răng, được gắn lên bề mặt ngoài của răng, ôm vừa khít toàn thân răng, giúp cải thiện hình dáng răng và đạt được tính thẩm mỹ như mong muốn. Veneer thường được làm từ sứ, composite hoặc nhựa tổng hợp, được gắn vĩnh viễn lên răng.

2. Dán sứ Veneer có niềng răng được không?

2.1. Dán sứ Veneer có niềng răng được không?

Dán sứ Veneer có niềng răng có được không? Đây là nỗi lo lắng, băn khoăn của rất nhiều người đã bọc răng sứ thẩm mỹ nhưng muốn răng đều đẹp hơn. Đầu tiên, trước khi thực hiện phương pháp nha khoa thẩm mỹ nào bạn cũng nên lựa chọn địa chỉ uy tín, được nhiều người tin tưởng. 

Theo các bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm, có ba trường hợp bạn có thể phủ sứ và niềng răng:

  • Trường hợp dán sứ đơn lẻ: Trường hợp này thì dán răng sứ, bạn vẫn có thể niềng răng như bình thường. 
  • Dán răng sứ toàn hàm: Các bác sĩ cũng đã điều chỉnh cho các răng thường thẳng hàng, đều nhau nên không cần phải niềng răng.
  • Trong trường hợp dán mặt sứ nhưng bạn vẫn muốn niềng răng thì các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng và cho bạn lời khuyên tốt nhất.

2.2. Yếu tố đánh giá “Dán sứ Veneer có niềng răng được không?”

Tuy nhiên, với câu hỏi này bạn cũng cần phải đánh giá dựa thêm nhiều yếu tố dưới đây:

Mô răng còn lại có nhiều không?

Bọc sứ đồng nghĩa với việc bạn phải mài răng thật đi, trường hợp răng còn lại sau mài vẫn còn nhiều thì bạn có cơ hội với điều trị niềng răng cao. Bởi khi niềng răng, nha sĩ sẽ gắn mắc cài lên chiếc răng sứ và di chuyển bằng cách truyền lực thông qua răng sứ này. Chính vì truyền lực qua răng sứ nên nó có giới hạn di chuyển hạn chế hơn là gắn niềng trên răng thật. 

Trong quá trình kéo răng sứ cũng có thể bị bật ra, thậm chí sau niềng bạn phải thay lại toàn bộ răng sứ đã làm trước đó, đánh giá lượng mô răng còn lại là rất quan trọng.

Răng sứ có làm kín khít đúng tiêu chuẩn hay không?

Nếu răng không kín khít hay dán dính tốt có thể bị bật ra trong quá trình kéo, răng kín khít cũng đảm bảo mô răng thật còn lại phía trong đủ chắc khỏe sau khi niềng. 

Để đánh giá độ kín khít nha sĩ sẽ dùng cây thăm khám rà vùng chân răng sứ xem có liên tục hay không, nếu có khe hở thì có thể phải làm lại chiếc răng sứ tốt hơn mới bắt đầu niềng răng được.

Các răng có bị cứng khớp hay không?

Nha sĩ có thể đánh giá dựa vào việc kiểm tra xem răng đã lấy tủy chưa, tiếng kêu khi gõ răng có đanh không. Trước đây nhiều bạn điều trị lệch lạc hay hô móm và lấy tủy hàng loạt, lấy tủy là một trong những nguy cơ gây khó khăn cho niềng răng. Một số trường hợp lấy tủy hết cả hàm, răng bị mài cụt thì sẽ rất khó niềng thành công. 

Giới hạn di chuyển răng theo kế hoạch?

Trường hợp bị móm, hô nặng khi đó phải kéo răng với quãng dài thì nha sĩ cũng cần xem xét có khả năng thực hiện được để sau điều trị vẫn có một chân răng khỏe mạnh trong xương hàm mà không bị tiêu chân hay bật chân răng ra khỏi xương.

3. Dán sứ Veneer có dễ sứt hay mẻ không?

Đây là vấn đề mà rất nhiều khách hàng lo ngại với phương pháp thẩm mỹ này. Chất lượng của Veneer sứ tùy thuộc vào vật liệu sứ, vật liệu dán, tay nghề của bác sĩ thực hiện. 

Khi Veneer sứ thực hiện đúng kỹ thuật, lực dán giữa Veneer và răng là cực kì cao, việc Veneer sứ bị sứt là hoàn toàn khó xảy ra. Tương tự như vậy, việc mẻ vỡ Veneer chỉ xảy ra khi khách hàng ăn cắn những thức ăn quá cứng hay va đập mạnh. Vì vậy bạn hoàn toàn yên tâm với phương pháp dán Veneer sứ này.

4. Răng xỉn màu có nên dán sứ veneer không?

Đối với các trường hợp răng xỉn màu ố vàng, khách hàng có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp: dán sứ veneer, bọc sứ hoặc tẩy trắng răng.

Nếu lựa chọn phương pháp tẩy trắng răng, bạn vẫn có thể sở hữu một hàm răng trắng đều. Tuy nhiên phương pháp tẩy trắng răng chỉ thực hiện với hàm răng xỉn màu do thức ăn đồ uống gây ra. Ngược lại với giải pháp dán sứ veneer bạn có thể sở hữu một hàm răng trắng sáng vĩnh viễn chỉ sau 2 lần.

Phương pháp này đặc biệt với hàm răng ố vàng xỉn màu do kháng sinh gây ra mà tẩy trắng không thể khắc phục được. Vậy câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể dán sứ veneer với hàm răng ố vàng xỉn màu để có được hàm răng trắng sáng, đều màu mãi mãi.

Hy vọng bài viết trên có thể giải đáp giúp bạn thắc mắc “Dán sứ veneer có niềng răng được không?” cùng những câu hỏi liên quan khác. Để đặt lịch khám tại Nha Khoa Minh Thu, bạn vui lòng gọi vào số HOTLINE hoặc đến trực tiếp một trong số các cơ sở dưới đây!

NHA KHOA MINH THU since 1989

-Cơ sở 1: 193 C3 Bà Triệu- Hà Nội- 02439760891

-Cơ sở 2: 92 Hoàng Ngân- Hà Nội- 02435568837

-Cơ sở 3: Tầng 2, H4H5 tòa nhà Hope Residences, đường Chu Huy Mân, Quận Long Biên- Hà Nội- 02466898198

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *