Trẻ em có nên trám răng không? Việc hàn trám răng ở trẻ liệu có làm ảnh hưởng đến quá trình thay răng vĩnh viễn? Đây là những câu hỏi được phụ huynh quan tâm nhiều hiện nay. Để có câu trả lời cho vấn đề này, theo dõi bài viết sau đây của nhakhoaminhthu.com để biết thêm chi tiết!

1. Trẻ em có nên trám răng không?

Hàn trám răng cho bé là dịch vụ tương đối phổ biến ở các nha khoa. Tuy nhiên, một số phụ huynh vẫn rất lo lắng không biết trẻ em có nên trám răng không, bởi lúc này răng của bé vẫn là răng sữa.

Trám răng cho trẻ em là kỹ thuật nha khoa khá đơn giản, thực hiện nhanh chóng, không gây đau nhức và an toàn, thậm chí còn là cách giúp bảo vệ răng hiệu quả. Vì thế, về mặt phương pháp thực hiện, cha mẹ không có gì phải băn khoăn tới việc có nên trám răng cho trẻ.

Hơn nữa, răng sữa còn giữ vai trò định hướng cho răng mọc đúng vị trí về sau này. Nên với các trường hợp răng sữa mắc bệnh lý răng miệng, nhổ răng sữa hoặc mất răng sữa sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới mầm răng, khiến răng mọc chậm, mọc lệch lạc, gây nhiều vấn đề răng miệng khi trẻ lớn.

Do đó, với các trường hợp răng sữa bị tổn thương, gãy vỡ hoặc mắc bệnh lý về răng miệng đặc biệt là sâu răng, viêm tủy… nên được điều trị và trám răng để giúp giữ răng sữa đầy đủ, chắc khỏe cho tới thời điểm thay răng.

2. Trám răng trẻ em có an toàn không?

Sau khi được giải đáp câu hỏi “trẻ em có nên trám răng không” thì sự an toàn là vấn đề rất nhiều khách hàng quan tâm. Với trẻ em vấn đề này càng cần được đảm bảo. Rất nhiều phụ huynh băn khoăn có nên trám răng cho trẻ hay không. Mọi người thường lo sợ việc trám răng sẽ gây đau nhức hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. 

Kỹ thuật trám răng đang ngày một hiện đại hơn hẳn trước đây. Không chỉ đảm bảo được hiệu quả mà còn an toàn tuyệt đối. Đối với kỹ thuật nha khoa này, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám bù đắp vào vị trí răng sứt mẻ, gãy vỡ hoặc các lỗ sâu. Tiến hành bịt kín phần răng bị tổn thương, tạo hình dáng mới cho răng. 

Qua đó có thể khôi phục tính thẩm mỹ cũng như phục hồi chức năng răng. Giúp trẻ không còn cảm thấy đau nhức hay khó chịu khi ăn nhai. Quá trình diễn ra nhanh chóng và tuyệt đối an toàn. Thông thường, trám răng cho trẻ chỉ mất khoảng từ 15 – 30 phút.

Tuy nhiên, trong những trường hợp sâu răng, viêm tủy nặng,… khách hàng cần điều trị dứt điểm trước khi trám răng. Đây chính là giai đoạn có thể gây ra đau nhức chứ không phải trám răng. 

Hiện nay, để trẻ hoàn toàn thoải mái và dễ chịu, các bác sĩ sẽ gây tê trước khi điều trị. Sau khi hoàn thành các công đoạn khắc phục bệnh lý, bé sẽ được thực hiện trám khôi phục hình dáng chức năng răng. Vậy nên vấn đề đau nhức cũng không còn đáng lo ngại.

3. Trường hợp cần phải trám răng sữa cho bé

Trám răng sữa được bác sĩ chỉ định trong một vài tình huống mà thôi. Vậy nên bố mẹ cần phải đưa con đến gặp trực tiếp bác sĩ để kiểm tra, đưa ra phương án điều trị thích hợp. Dưới đây là một số trường hợp cần trám răng cho bé.

  • Răng sâu, chưa ảnh hưởng nhiều đến tủy răng.
  • Răng thưa và làm bé ăn nhai khó khăn,…
  • Tình trạng răng bị bể, mẻ, vỡ do chấn thương.
  • Răng bị viêm đau, nhiễm trùng đã điều trị nhiều lần.

Khi răng chưa bị hư hại, tổn thương quá nặng việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Đồng thời quá trình thực hiện trám răng trẻ em cũng sẽ đơn giản, không gây tổn thương đến các mô nướu xung quanh răng. Nếu gặp một trong những trường hợp trên, nên đưa bé đến ngay nha khoa càng sớm càng tốt. 

4. Quy trình hàn trám răng cho bé diễn ra như thế nào?

Với công nghệ trám răng hiện đại như thì việc hàn răng sẽ diễn ra rất nhanh chóng và không gây đau buốt cho bé. Theo dõi quy trình hàn trám răng cho trẻ em tại nha khoa để đưa ra quyết định “trẻ em có nên trám răng không”:

4.1. Bác sĩ thăm khám và tư vấn

  • Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình hàn răng giúp các bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng răng của bé.
  • Ngoài việc phát hiện có bị sâu răng không để điều trị thì còn kiểm tra được thêm các bệnh lý khác về răng. 
  • Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu bác sĩ chụp phim xem thế mọc của răng vĩnh viễn bên dưới.

4.2. Vệ sinh răng

  • Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng miệng cho bé để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình hàn răng.

4.3. Gây tê ( trong trường hợp bị sâu)

  • Gây tê là bước phụ thêm trong các trường hợp trám răng bị sâu cho bé. Bởi lúc này bác sĩ sẽ cần nạo vét mô răng sâu. Trong quá trình đó sẽ có tác động tới mô mềm nên có thể khiến bé đau nhức
  • Do vậy, việc gây tê sẽ giúp trẻ không thấy đau nhức, bác sĩ thao tác cũng dễ dàng hơn.

4.4. Tiến hành hàn trám răng

  • Sau khi điều trị sâu răng hoàn tất, bác sĩ sẽ đưa miếng trám vào bít kín lỗ sâu. Sau đó, làm mịn bề mặt để tránh ảnh hưởng tới khớp cắn hay gây cộm vướng.
  • Tiếp đó, bác sĩ sẽ chiếu ánh sáng xanh giúp vết trám hóa cứng nhanh chóng chỉ trong vài phút.

4.5. Kết thúc trám răng và hướng dẫn cách chăm sóc răng.

  • Bác sĩ kiểm tra lại lần cuối, đảm bảo bé thử nhai không bị vướng cộm thì sẽ hướng dẫn cha mẹ cách giúp bé vệ sinh.

Hy vọng bài viết trên Nha Khoa Minh Thu đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “trẻ em có nên trám răng không?” cùng những câu hỏi liên quan khác. Để đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau:

NHA KHOA MINH THU since 1989

-Cơ sở 1: 193 C3 Bà Triệu- Hà Nội- 02439760891

-Cơ sở 2: 92 Hoàng Ngân- Hà Nội- 02435568837

-Cơ sở 3: Tầng 2, H4H5 tòa nhà Hope Residences, đường Chu Huy Mân, Quận Long Biên- Hà Nội- 02466898198

>>> Răng sữa bị sâu có nên trám không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *