Đôi khi một khối u hoặc vết sưng mới xuất hiện trên cơ thể cũng có thể khiến cho bạn lo lắng. Nếu chúng ta phát hiện một dấu hiệu, hay nốt sưng mềm trong miệng, đây có thể là một nang nhầy niêm mạc miệng (Mucocele) – một u nang vô hại. Bạn nên đi khám bác sĩ khi gây nên những khó chịu cho bạn.

Nang nhầy niêm mạc miệng (Mucocele) là những túi nhỏ đầy chất lỏng thường xuất hiện ở bên trong môi dưới, nướu, vòm miệng hoặc dưới lưỡi. Một số trường hợp bị u nang trên sàn miệng còn được gọi là Ranula, vì có hình dạng giống khối phồng bụng con nhái. Đây là những trường hợp hiếm, nhưng vì chúng phát triển lớn hơn, nên chúng có thể gây ra nhiều vấn đề hơn trong việc nói, nhai và nuốt. U nang trên nướu răng gọi là Epulis

NGUYÊN NHÂN

Bình thuờng trong miệng có nhiều tuyến nước bọt. Những tuyến nước bọt này có nhiệm vụ tiết ra nước bọt, đi theo những ống tuyến nhỏ vào khoang miệng giúp làm sạch miệng, đồng thời làm ướt và tiêu hóa 1 phần thức ăn. Khi những ống tuyến này bị cắt ngang do chấn thương hoặc bị tắc nghẽn sẽ có sự thoát ra hoặc ứ đọng chất nhầy, hình thành bể chứa chất nhầy. Các bể chứa chất nhầy được bao bọc bởi mô xung quanh hình thành u nhầy.
Chấn thương tạo u nhầy thường do thói quen cắn, mút môi và niêm mạc miệng hoặc do khớp cắn của trẻ thường xuyên cắn vào 1 vị trí cố định. Ở trẻ nhỏ có thể liên quan tới việc sử dụng núm vú giả. U nhầy có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng, thường gặp nhất là môi dưới.

 

Ngoài ra, bị đánh vào mặt cũng có thể làm gián đoạn ống dẫn. Bên cạnh đó những “va chạm trực diện” trong các môn thể thao như bóng rổ cũng có thể là thủ phạm ban đầu dẫn đến tình trạng này.

TRIỆU CHỨNG

U nang mẩn là những túi mỏng chứa chất lỏng bên trong.  Chúng thường có hình vòm, tròn, mềm mầu hồng nhạt, hoặc có màu hơi xanh, có kích thước rộng khoảng 2 – 10 mm

U nang mẩn thường không liên quan đến bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài sự hiện diện của u nang. Nó có thể gây ra sự không thoải mái, thông thường không gây ra đau đớn nào.

U nang lớn, miệng có thể gây trở ngại cho việc nhai hoặc nói chuyện.  Khi nang bị vỡ sẽ làm cho chất lỏng rò rỉ và rất dễ gây nhiễm trùng.

ĐIỀU TRỊ

Trong hầu hết các trường hợp, u nhầy có thể tự lành theo thời gian. Tuy nhiên một số u nhầy sẽ tăng kích thước hoặc tồn tại kéo dài gây khó chịu. Đừng tự ý phá u nhầy, bạn nên đi khám, gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc nha sĩ để được chẩn đoán chính xác, tư vấn và điều trị.  Một số cách để loại bỏ u nang như:

  • Điều trị bằng laserBác sĩ dùng tia laser để loại bỏ u nang. Gây tê cục bộ làm tê liệt cơn đau.
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, u nang có thể được phẫu thuật cắt bỏ.
  • Giúp một ống dẫn mới hình thành. Được gọi là marsupialization, kỹ thuật này giúp hình thành ống dẫn mới và giúp nước bọt rời khỏi tuyến nước bọt. 

    Loại bỏ u nang nhầy thường là một tiểu phẫu an toàn.  Trong một số ít trường hợp, khu vực xung quanh có thể bị thương trong quá trình này. Để được tư vấn thêm về cách điều trị u nang nhầy, bạn hãy liên hệ trực tiếp đến nha khoa Minh Thu.

    Hotline:   0832454525

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *