Trám răng lấy tủy là một trong những thủ thuật cần phải thực hiện để bảo vệ răng tránh gây nhiễm trùng diện rộng. Vậy khi nào cần tiến hành trám răng lấy tủy? Chi phí trám răng lấy tủy bao nhiêu? Hãy cùng nhakhoaminhthu.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Trám răng lấy tủy là gì?

Đây là một phương pháp điều trị những răng bị sâu, viêm nhiễm. Trên thực tế có khoảng 60-70% các bệnh lý về răng miệng đều là sâu răng. Lấy tủy răng là một biện pháp loại bỏ những phần viêm nhiễm, hỏng của chiếc răng đó tránh nguy cơ mất răng hàng loạt và phải dùng đế biện pháp trồng răng và các biến chứng nguy hiểm về vi khuẩn. Từ đó phục hồi chức năng nhai của răng.

2. Chi phí trám răng lấy tủy bao nhiêu?

Tại Nha khoa Minh Thu, chi phí chữa tủy răng và trám răng sẽ được tính riêng. Hiện nay với tất cả các răng ở tất cả vị trí trên hàm, chi phí để hàn trám 1 răng thẩm mỹ là dao động từ 300.0000đ/răng. 

Ngoài ra chi phí chữa tủy sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố hơn như vị trí, tình trạng viêm nhiễm.

3. Có bắt buộc phải lấy tủy mỗi khi trám răng không?

Tùy thuộc vào tình trạng răng sâu nhiều cấp độ mà các y bác sĩ sẽ phán đoán việc có cần lấy tủy hay không.  Trong trường hợp răng mới chớm sâu, chưa ảnh hưởng đến tủy thì chỉ cần loại bỏ các phần hỏng bên ngoài và hán trám bình thường. Còn trong các trường hợp răng sâu đã nặng ảnh hưởng đến tủy thì buộc phải chữa tủy mới có thể hàn trám răng.

Trong trường hợp răng sâu vào bên trong tủy thì việc điều trị trám răng có chữa tủy răng sẽ là quy trình bắt buộc để loại bỏ các biến chứng cho răng như: áp xe ổ xương răng, nhiễm trùng máu, hoại tử tủy,..

4. Ưu nhược điểm khi điều trị trám răng chữa tủy

Điều trị trám răng lấy tủy cần được thực hiện càng sớm càng tốt để bảo vệ răng. Chi phí trám răng lấy tủy cũng sẽ phụ thuộc một phần vào ưu nhược điểm của nó. Phương pháp nào cũng vậy, cũng sẽ có các ưu, nhược điểm riêng biệt. 

4.1. Ưu điểm của trám răng, điều trị tủy như sau: 

  • Giúp cho người bệnh có thể chấm dứt được các cơn đau nhức khó chịu khi tủy răng bị viêm nhiễm nặng
  • Giúp khôi phục khả năng nhai của toàn hàm. Bởi sau khi đã thực hiện trám răng và điều trị tủy thì vấn đề của khu vực răng đau nhức đã được giải quyết triệt để.
  • Giúp bảo vệ răng được lâu dài hơn vì sau khi trám răng lấy tủy, tủy răng sẽ được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi chân răng, tình trạng viêm nhiễm sẽ không xảy ra.

4.1. Nhược điểm

Bên cạnh đó, trám răng lấy tủy cũng có nhược điểm nhất định như tuổi của răng sau khi lấy tủy sẽ giảm đi và có khả năng duy trì khoảng 15-20 năm. Tuổi thọ của răng bị giảm đi đáng kể nên muốn duy trì tuổi thọ cho răng cần phải tiến hành bọc răng sứ, mão sứ. Việc bọc răng sứ, mão sứ này sẽ giúp răng tránh được các kích thích bên ngoài và đạt tính thẩm mỹ cao hơn. 

4. Trường hợp nào cần lấy tủy răng?

Không phải tất cả các trường hợp đều phải lấy tủy. Việc có nên lấy tủy răng hay không, lấy tủy trong trường hợp nào sẽ do bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám. Thông thường, chỉ những trường hợp nặng, không có cách xử lý khác mới phải dùng đến phương pháp lấy tủy. Trường hợp nhẹ, có thể điều trị bằng cách khác thay thế.

Dưới đây là những trường hợp cần lấy tủy răng:

  • Răng bị gãy do va chạm, chấn thương làm lộ tủy răng. Việc này không chỉ gây nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, mà còn gây mất thẩm mỹ.
  • Răng bị sâu ăn mòn đến sát chân răng, lúc này vi khuẩn dễ dàng đi sâu vào trong tủy răng gây đau đơn cho người bệnh. Để càng lâu bệnh sẽ càng nặng. 
  • Chân răng xuất hiện các mụn mủ trắng, có mùi hôi khó chịu. Mùi hôi này có thể do viêm tủy răng gây ra. Vì vậy cần được thăm khám và lấy tủy kịp thời.

Trong trường hợp không có bất cứ biểu hiện bất thường gì bên ngoài, nhưng thường xuyên có những cơn đau nhức dữ dội, thì bạn cũng cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Bởi có thể nguyên nhân từ trong tủy răng. Lúc này việc lấy tủy răng có thể sẽ được chỉ định tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

5. Sau khi trám răng lấy tủy răng có bền không?

Tình trạng bền của trám phụ thuộc vào công nghệ trám răng, cách chăm sóc răng miệng và vật liệu trám. Đối với vật liệu kim loại quý hoặc Amalgam sẽ có độ cứng chắc, chịu lực ăn nhai rất tốt, mức độ bền chắc lâu dài lên tới 5 – 6 năm, hay thậm chí nếu chăm sóc tốt có thể lên đến 10 năm nếu đó là các kim loại như vàng, bạc, đồng. Tuy nhiên vật liệu này lại có khá ít khách hàng lựa chọn do tính thẩm mỹ không cao và chi phí lại khá đắt đỏ.

Vật liệu hiện nay đang được rất nhiều người lựa chọn là composite nhờ ưu điểm về mặt thẩm mỹ cũng như giá cả, màu sắc giống màu răng thật, độ cứng và khả năng chịu lực, chống ăn mòn tốt. Độ bền của vết trám composite có thể duy trì trong khoảng thời gian từ 2-3 năm.

Trên đây là những thông tin chi tiết về chi phí trám răng lấy tủy bao nhiêu cũng như các thông tin liên quan. Nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ với Nha Khoa Minh Thu qua thông tin sau đây:

NHA KHOA MINH THU since 1989

-Cơ sở 1: 193 C3 Bà Triệu- Hà Nội- 02439760891

-Cơ sở 2: 92 Hoàng Ngân- Hà Nội- 02435568837

-Cơ sở 3: Tầng 2, H4H5 tòa nhà Hope Residences, đường Chu Huy Mân, Quận Long Biên- Hà Nội- 02466898198

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *