Ở trẻ nhỏ rất dễ mắc phải các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là bệnh sâu răng, viêm tủy, điều đó ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như khả năng tự tin giao tiếp của bé. Vậy bé 4 tuổi có trám răng được không? Sâu răng ảnh hưởng đến bé như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây của nhakhoaminhthu.com nhé!

1. Tác hại của sâu răng trẻ em

Dễ nhận thấy nhất là khi bị sâu răng trẻ sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt, khó ăn uống ngay cả khi uống nước. Tình trạng sâu răng cũng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm, áp xe các phần mềm vùng miệng…buộc phải có phương pháp điều trị lâu dài và tốn kém.

Nếu để tình trạng sâu răng nặng hơn là viêm quanh các cuống răng, viêm mô tế bào, viêm hạch, viêm tủy răng lan rộng và gây cho trẻ bị nhiễm trùng, sốt, xuất huyết. Thậm chí biến chứng sâu răng ở trẻ còn gây ra viêm màng não, rất dễ khiến trẻ bị tử vong.

Cùng với đó, sâu răng ở trẻ còn làm cho hơi thở có mùi rất khó chịu, khiến trẻ ngại tiếp xúc, tự ti khi nói chuyện. Nếu sâu răng không được phát hiện kịp thời, ăn sâu vào trong phá hủy tủy thì có thể làm thối tủy. Một khi tủy đã bị phá hủy thì không thể phục hồi, bắt buộc phải nhổ bỏ răng sâu.

Đối với răng sữa nếu nhổ quá sớm trước thời kỳ thay răng thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng vĩnh viễn sau này ( chậm mọc hoặc bị mọc lệch). Nếu như răng vĩnh viễn bị sâu phải nhổ thì sẽ không còn răng khác mọc lên thay thế. Muốn giữ thẩm mỹ phải trồng răng giả, tốn rất nhiều chi phí. Ngoài ra, một khi bệnh sâu răng tiến triển nặng hơn, phụ huynh sẽ tốn một khoản chi phí lớn để điều trị răng miệng cho trẻ.

2. Bé 4 tuổi có trám răng được không?

Răng sữa của trẻ có thể thực hiện chức năng ăn nhai, cắn xé thức ăn, liên quan trực tiếp đến chức năng của hệ tiêu hóa. Do nhiều lý do mà răng trẻ gặp các vấn đề như bị sâu, sứt mẻ, thưa,… Lúc này nhiều bố mẹ thắc mắc rằng “bé 4 tuổi có trám răng được không?” vì sau một thời gian ngắn răng sữa sẽ bị mất đi và thay thế bằng răng vĩnh viễn. 

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, với những trường hợp mắc bệnh lý răng miệng trong giai đoạn 4 – 5 tuổi, nếu nhổ sớm hoặc vô tình để mất răng sớm sẽ ảnh hưởng đến mầm răng, tăng nguy cơ răng mọc chậm, mọc lệch lạc, khấp khểnh và nhiều tình trạng răng miệng khác khi trẻ lớn, do vậy cha mẹ nên tìm hiểu và trám răng cho trẻ.

Trám răng hay hàn răng cho bé là một dịch vụ nha khoa khá phổ biến hiện nay, được thực hiện đơn giản, nhanh chóng giúp phục hình răng có khuyết điểm. 

Khi trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi sẽ ngăn ngừa tình trạng đau nhức dẫn đến biếng ăn, cơ thể suy dinh dưỡng, loại bỏ nguy cơ gây hôi miệng và tạo nền tảng để răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí, được bảo vệ tốt nhất.

3. Các vật liệu sử dụng phổ biến để thực hiện trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi

Các vật liệu sử dụng đóng vai trò quan trọng trong vấn đề “bé 4 tuổi có trám răng được không”. Thông thường, trám răng cho trẻ 4, 5 tuổi, bác sĩ nha khoa thường sử dụng 2 vật liệu sau:

3.1. Vật liệu nhân tạo: 

Bằng cách sử dụng vật liệu nhân tạo từ Sealant, các vết hư tổn sẽ được trám bít nhanh chóng nhờ kết hợp tác động từ ánh sáng Laser. Vật liệu bám chắc chắn vào các lỗ hổng của răng, bảo vệ toàn bộ cấu trúc răng của bé khỏi sự tấn công của hại khuẩn.

3.2. Composite: 

Đây là chất liệu phổ biến được sử dụng điều trị hàn răng phổ biến không chỉ với trẻ nhỏ mà còn trong cả các trường hợp người lớn bị sâu răng, sứt mẻ răng,… Ưu điểm của vật liệu này là lành tính cho răng miệng của trẻ. Đồng thời chi phí thực hiện cũng tương đối rẻ rất phù hợp cho bé trong giai đoạn 4 – 5 tuổi.

4. Cách ngăn ngừa sâu răng ở trẻ

Để bảo vệ răng và ngăn ngừa sâu răng trẻ em, ba mẹ hãy tham khảo một số cách phòng tránh sâu răng dưới đây:

4.1. Hướng dẫn bé chải răng đúng cách

Ngay từ khi trẻ mọc răng sữa, phụ huynh nên hướng dẫn bé cách chải răng đúng từ trong ra ngoài, thời gian chải ít nhất 2 phút, 2 lần/ngày. Đồng thời, chọn loại kem đánh răng phù hợp cho trẻ có công thức không đường, chứa Xylitol và Active Fluoride để chống sâu răng. 

Ngoài ra, mẹ nên chú ý thay bàn chải cho bé mỗi 2 tháng/lần hoặc thay khi lông bàn chải có hiện tượng thô cứng.

4.2. Tập cho bé thói quen súc miệng bằng nước muối

Nước muối có khả năng khử trùng, kháng viêm rất tốt. Vì thế, súc miệng bằng nước muối thường xuyên sẽ giúp bé phòng chống bệnh sâu răng. Bạn chỉ cần pha 1 muỗng muối nhỏ với ít nước, sau đó cho bé súc miệng sạch, có thể cho bé súc vào mỗi tối sau khi đánh răng.

4.3. Xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh

Nhằm ngăn chặn vi khuẩn phát triển gây sâu răng, phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, thức uống có gas và bú bình sữa vào ban đêm. Bên cạnh đó, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm tốt cho răng như sữa chua, sữa, nước lọc, rau xanh, trái cây.

4.4. Chú ý cạo vôi răng cho bé

Cạo vôi răng định kỳ cho trẻ, có thể là 3 lần/2 năm hoặc tùy thuộc vào tình trạng vôi răng của trẻ để có số lần cạo phù hợp.

4.5. Đưa trẻ đi thăm khám nha khoa định kỳ

Mỗi 6 tháng phụ huynh nên đưa bé đi thăm khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra và kịp thời phát hiện sâu răng. Nhìn chung, sâu răng ở trẻ nếu không điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến sức nhai, phát âm và tình trạng mọc răng. Do vậy, nếu phát hiện trẻ có biểu hiện sâu răng, ba mẹ nên đưa con đi điều trị ngay, không nên chần chừ.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “bé 4 tuổi có trám răng được không?” Nếu bé gặp phải bất kỳ dấu hiệu sâu răng nào, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ tới phòng khám nha để được các bác sĩ tư vấn điều trị và xử lý nhanh chóng.

NHA KHOA MINH THU since 1989

-Cơ sở 1: 193 C3 Bà Triệu- Hà Nội- 02439760891

-Cơ sở 2: 92 Hoàng Ngân- Hà Nội- 02435568837

-Cơ sở 3: Tầng 2, H4H5 tòa nhà Hope Residences, đường Chu Huy Mân, Quận Long Biên- Hà Nội- 02466898198

>>> Bôi vecni fluor cho răng bé ngừa sâu răng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *